Trạng Nguyên Việt Nam – Truyện Kể Và Giai Thoại
Tác giả: Trí Tuệ
Chỉ cần nhìn lại 82 văn bia dựng ở Văn Miếu ghi tên những người đỗ đại khoa, từ niên hiệu Đại Bảo thứ 3, đời Lê Thái Tông, khoa Nhâm Tuất (1442) đến niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 40, đời Lê Hiển Tông, khoa Kỷ Hợi (1779) đã có tới hơn một nghìn vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa, để thấy tự hào biết bao về truyền thống hiếu học của người nước Nam.
Trạng nguyên Việt Nam giới thiệu các vị trạng nguyên tiêu biểu, có những đóng góp thiết thực cho đất nước, đã được ghi danh trong sử sách cũng như được lưu truyền trong dân gian. Qua những câu chuyện và giai thoại hấp dẫn, bạn đọc sẽ nhận thấy các trạng nguyên là những con người thông minh xuất chúng, chính trực tài hoa mà giản dị, thanh liêm, luôn đề cao tinh thần tự hào dân tộ Tinh thần hiếu học và ý chí vươn lên của họ tiêu biểu cho truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam.
Trạng nguyên Việt Nam giới thiệu các vị trạng nguyên tiêu biêủ ,có những đóng góp thiết thực cho đất nước,đã được ghi danh trong sử sách cũng như được lưu truyền trong dân gian. Quan những câu chuyện và giai thoại hấp dẫn ,bạn đọc sẽ nhận thấy các trạng nguyên là những con người thông minh xuất chúng,chính trực tài hoa mà giản dị,thanh liêm,luôn đề cao tinh thần tự hào dân tộ thần hiếu học và ý chí vươn lên của họ tiêu biểu cho truyền thông hiếu học của dân tộc Việt Nam.
Một bức tranh khái quát nhất về các Trạng nguyên với những câu chuyện, giai thoại thú vị đan xen giữa hư và thực, huyền tích và lịch sử được lưu truyền bao đời nay sẽ mang đến cho độc giả cái nhìn sâu sắc về truyền thống hiếu học của dân tộc.
Dưới chế độ phong kiến Việt Nam, trên tinh thần coi “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, các triều đại đã thực hiện nhiều biện pháp tuyển chọn và sử dụng người tài. Khoa cử là một trong những biện pháp đó. Qua các kì thi Nho giáo, nhiều người tài giỏi, học vấn uyên thâm đã được chấm đỗ đầu trong Tam khôi bậc nhất giáp, đoạt học vị Trạng nguyên cao quý.
Như Nguyễn Trãi đã viết: “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau/ Nhưng hào kiệt đời nào cũng có”, trải qua thăng trầm của các thời đại, các Trạng nguyên đã tạo dựng nên một nền học vấn Đại Việt huy hoàng, độc lập với người phương bắc. Triều đại ngắn ngủi của nhà Hồ hay nhà Mạc cũng kịp để lại cho hậu thế những Trạng nguyên kiệt xuất như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lưu Thúc Kiệm.
Lịch sử khoa cử Nho học Việt Nam kể từ khoa thi đầu tiên năm Ất Mão (1075) đến khoa thi cuối năm Kỷ Mùi (1919) trải qua 844 năm. Trong khoảng thời gian đó, các triều đại phong kiến đã mở được 185 khoa thi, vị đại khoa nhưng chỉ có 46 người giành được học vị. Họ được người đời kính phục, ngưỡng mộ, xem là bậc đạo cao đức trọng, là khuôn mẫu cho bao thế hệ sau soi vào học tập.
Tất cả các Trạng nguyên khi làm quan đều phò vua, giúp nước, thương dân. Họ đã trở thành những danh thần, lương tướng đem trí tuệ và tài đức cống hiến cho xã hội. Khi mất đi, họ để lại tiếng thơm muôn đời, được triều đình truy tặng tước vị, được nhân dân lập đền miếu phụng thờ.
Cuốn sách cung cấp cho bạn đọc bức tranh khái quát nhất về các Trạng nguyên với những câu chuyện, giai thoại thú vị đan xen giữa hư và thực. Nội dung được trình bày rõ ràng, ngắn gọn nhưng tương đối đầy đủ giúp bạn đọc nắm bắt thông tin dễ dàng. Phần Phụ lục giới thiệu tới bạn đọc những bài Phú nổi tiếng thể hiện sự thông minh của các Trạng.
“Thực sự các Trạng Nguyên Đại Việt đã tạo lập một nền học vấn bền vững, độc lập, tách biệt khỏi tinh thần Nho giáo và Phật giá”. Nhưng nền học vấn ấy nay đâu rồi?
Nền học vấn ấy đã mất tích trên các văn bản. Nó chỉ còn tồn tại trong một số gia phả của các dòng họ, trong dân gian, trong những hình thái sống của người Việt. Nó chỉ còn lại trong kí ức của một số người xưa cũ.
Có rất nhiều lý do để giải thích cho sự biến mất của nền học vấn kỳ diệu này. Chiến tranh liên miên, ý thức lưu giữ kém, các thời đại không khuyến khích phát triển những tư tưởng, những học vấn thoát khỏi sự cương tỏa của Nho giá Đánh mất, hay lãng quên đi một nền học vấn như vậy không khác gì chúng ta trở thành một kẻ mồ côi, một kẻ đơn độc, không khác gì chúng ta đánh mất đi nguồn cội, khuyết tật về tâm hồ
Biết là vậy, nhưng chúng ta cũng không thể tiếp nối được nền học vấn ấy. Nếu thế hệ các nhà Nho, những người thạo chữ Hán, chữ Nôm ra đi thì “những người muôn năm cũ” sẽ còn ai nhớ tới.
Dù là một việc rất nhỏ, nhưng biết đâu việc bạn đọc cuốn sách này, nhớ và hiểu thêm về những Trạng Nguyên, những “linh khí”, những niềm tự hào một thời cũng là mãi mãi của dân tộc lại khiến họ không bị quên lãng.
Mời các bạn đón đọc!
Đánh giá
There are no reviews yet