Nghệ Thuật Yêu – Truy Vấn Về Bản Chất Tình Yêu
Tác giả: Erich Fromm
Nghệ Thuật Yêu – The Art of Loving
Đây là tác phẩm được Erich Fromm xuất bản năm 1957 với tên tiếng Anh là “The Art of Loving”. Trong số các công trình của nhà phân tâm học Erich Fromm, có lẽ đây là tác phẩm nổi tiếng hơn cả, được tái bản nhiều nhất bằng nhiều thứ tiếng. Không hẳn là vì nhan đề hấp dẫn mà còn vì cuốn sách cung cấp những hiểu biết sâu về bản tính người liên quan đến vấn đề có lẽ là “vấn đề của mọi vấn đề”: Lòng yêu thương.
Ở Việt Nam, trước năm 1975, chúng ta đã từng có hai bản dịch tác phẩm này, của Tuệ Sỹ với nhan đề “Tâm thức luyến ái” và của Thụ Nhân với tên gọi “Phân tâm học về tình yêu”. Sau thời gian gần một năm liên hệ và làm việc với tác giả của hai bản dịch trên mà không có kết quả, chúng tôi đã quyết định tổ chức dịch mới.
Bản dịch Việt ngữ này được Omega+ mua bản quyền và xuất bản theo ấn bản năm 2006 có bổ sung Lời giới thiệu của Peter D. Kramer và một phần Phụ lục nói về các mẩu chuyện tình yêu trong cuộc đời Erich Fromm, do dịch giả Lê Phương Anh chuyển ngữ và dịch giả Phạm Anh Tuấn góp ý, hỗ trợ về các thuật ngữ.
Các tác phẩm khác của Erich Fromm mà Omega+ dự định xuất bản tiếp theo:
- Escape from Freedom (tạm dịch: Trốn khỏi tự do)
- The Sane Society (tạm dịch: Xã hội tỉnh táo)
———-
Erich Seligmann Fromm (1900 – 1980) là nhà tâm lý học xã hội, nhà phân tâm học, nhà xã hội học, triết gia nhân văn và nhà xã hội học dân chủ người Đức.
Trong suốt cuộc đời nghiên cứu của mình, ông đã để lại khá nhiều tác phẩm phân tâm học nổi tiếng, trong đó có những cuốn sách về tình yêu, như: “The Art of Loving”, bản dịch tiếng việt “Nghệ thuật yêu – Truy vấn về bản chất của tình yêu”, Omega+ phát hành tháng 4/2020.
Trong tác phẩm, ông cảnh cáo chúng ta: “Bởi vì tình yêu nhục dục là hình thức dối trá nhất của tình yêu mà nó có… nên việc phân biệt sự khao khát tình dục tự nó (perse) với tình yêu trở nên rất quan trọng. Nếu tình yêu nhục dục cũng không phải là tình yêu anh em, sự hợp nhất chắc chắn chỉ là trác táng, phù du.” Chúng ta có thể không bao giờ biết rõ cái nào đến trước – “thích” hay “thèm muốn”.
Tình yêu bắt nguồn từ dục vọng, hay dục vọng bắt nguồn từ tình yêu? Aristotle nghĩ rằng lòng nhân ái đến trước; Freud cho rằng tình yêu dục tính phát sinh từ sự thèm muốn. Trong khi vấn đề có vẻ như không thể giải quyết được, nó dường như cho thấy sự khác biệt trên thực tế rằng tình yêu diễn ra theo hướng nào.
Nếu dục tính đến trước, sự hợp nhất có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn; nếu tình yêu đến trước, một sự hợp nhất vững bền, thành công hơn có vẻ như sẽ xảy ra bởi vì, giữa bao nhiêu thứ khác, một sự lựa chọn thông minh hơn đã được thực hiện.
Cuốn sách nhỏ này của ông cho một khái niệm về vấn đề này.
Đánh giá
There are no reviews yet