Lịch Sử Chiến Tranh Peloponnese
Lịch Sử Chiến Tranh Peloponnese Thucydides
Hy Lạp là cái nôi của nền văn minh phương Tây và là nơi biết bao cuộc chiến tranh đã đi vào huyền thoại. Thần thoại Hy Lạp cũng như Sử thi Iliad và Odyssey của Homer đã trở thành kiến thức chung của nhân loại từ lâu, nhưng có lẽ nhiều người Việt Nam chúng ta chưa biết đến cuộc Chiến tranh Peloponnese, cuộc chiến tranh được coi là lớn nhất tính từ thời Hy Lạp sơ khai cho đến thế kỷ V trước CN, thậm chí còn lớn hơn cả cuộc Chiến tranh thành Troy. Đây là cuộc nội chiến kéo dài hơn một phần tư thế kỷ giữa hai thế lực hùng mạnh nhất Hy Lạp là Athens và Sparta cùng các đồng minh của mỗi bên, cuộc chiến tranh mà Thucydides đã chép vào sử sách. Cuốn Lịch sử Chiến tranh Peloponnese của Thucydides được đánh giá rất cao về tính chân xác của các sự kiện và tính triết học, các sử gia Hy Lạp thế hệ sau ông như Ctesias, Diodorus, Strabo, Polybius và Plutarch coi tác phẩm của ông là khuôn mẫu của lịch sử đích thực. Thucydides nhìn lịch sử dưới góc độ lịch sử chính trị, những phân tích của ông về các sự kiện chính trị không chịu ảnh hưởng của các suy xét về mặt đạo đức truyền thống. Tác phẩm của ông là tác phẩm đầu tiên ghi lại những phân tích về mặt chính trị và đạo đức trong các sách lược chiến tranh của một dân tộc. Ông được gọi là cha đẻ của ‘lịch sử khoa học’ và đồng thời là cha đẻ của ‘chủ nghĩa hiện thực chính trị’. Trên thực tế, di sản mà Thucydides để lại đã vượt gần 2500 năm để đến với chúng ta. Cuốn sử ký vĩ đại của ông vẫn đang được nghiên cứu ở cả các trường đại học và các trường quân sự tiên tiến trên thế giới. Thucydides là người đã góp phần biến lịch sử Hy Lạp thành một phần không thể thiếu được của lịch sử thế giới. Xin trân trọng gửi đến độc giả cuốn sách này!
Thucydides (460 trước công nguyên – 395 trước công nguyên) là sử gia Hy Lạp. Thucydides được coi là cha đẻ của khoa học lịch sử do những tiêu chuẩn khắt khe mà ông đưa ra đối với việc thu thập cứ liệu và phân tích lịch sử trên cơ sở quan hệ nhân quả không có sự can thiệp của các vị thần, hay các yếu tố tâm linh.
Đánh giá
There are no reviews yet