Những Nguyên Tắc Đạo Đức Trong Giáo Dục

¥500

Đóng góp có tính đột phá của Dewey tập trung vào ba thay đổi về mô hình: những hành vi về văn hóa, xây dựng và giao tiếp trong tư duy giáo dục thế kỷ 20.

còn 1 hàng

Những Nguyên Tắc Đạo Đức Trong Giáo Dục

Tác giả: John Dewey

Nhà giáo dục và triết gia John Dewey sinh năm 1859 tại Burlington, bang Vermont, Mỹ. Ông nhận học vị tiến sĩ tại ĐH Johns Hopkins vào năm 1884. Ông dạy triết học tại ĐH Michigan và sau đó giữ vị trí trưởng khoa Triết, Tâm lý và Giáo dục tại trường này; chịu ảnh hưởng của Darwin, Freud và các quan điểm khoa học. Năm 1904, John Dewey tham gia giảng dạy tại ĐH Columbia. Ông đã hướng dẫn việc nghiên cứu quốc tế và nhận được nhiều giải thưởng danh giá về học thuật khắp thế giới.

________

Dewey hài lòng thấy rằng giảng dạy “đạo đức” (không theo nghĩa giáo điều) vẫn cần thiết để trau dồi trí tuệ của tất cả sinh viên. Việc giảng dạy đạo đức (hầu như luôn gián tiếp) giúp tạo lập ý thức cộng đồng, tính liêm chính, hiểu biết, năng lực, và sự hài lòng cá nhân ngay trong một sinh viên. Sinh viên học hỏi để nuôi dưỡng niềm tin riêng về thế giới, về cộng đồng và về những người cùng địa vị của họ…

Amazon

Những Nguyên tắc Đạo đức trong Giáo dục của John Dewey là một cẩm nang sinh động và đáng tin cậy về các nguyên tắc đạo đức giải thích nhất quán về tâm lý học, đạo đức học và xã hội học, liên quan đến giáo dục đạo đức trong nhà trường. Dewey nói rõ rằng chúng ta phải phân biệt giữa ý tưởng đạo đức và ý tưởng về đạo đức; giữa giáo dục đạo đức và hướng dẫn đạo đức trực tiếp.

Tạp chí Tâm lý học giáo dục (Mỹ)

John Dewey được biết đến không chỉ như một trong những người sáng lập chủ nghĩa thực dụng mà còn là một tác giả kinh điển về giáo dục với phương pháp tiếp cận giáo dục và học tập có sức ảnh hưởng lớn. Đóng góp có tính đột phá của Dewey tập trung vào ba thay đổi về mô hình: những hành vi về văn hóa, xây dựng và giao tiếp trong tư duy giáo dục thế kỷ 20.

Triết lý Giáo  dục của John Dewey: Dẫn luận và tái tạo bối cảnh vì thời đại chúng ta của Jim Garrison, Stefan Neubert, và Kersten Reich.

Một khảo sát của Tạp chí Tâm lý học Tổng quát của Mỹ, xuất bản năm 2002, đã xếp Dewey là nhà tâm lý học được trích dẫn nhiều thứ 93 trong thế kỷ thứ 20. Là một trí thức lừng danh, Dewey cũng có tiếng nói quan trọng đối với trào lưu tân giáo dục và chủ nghĩa tự do. Mặc dù Dewey được biết nhiều nhất vì những ấn phẩm về giáo dục, ông cũng đã viết về nhiều chủ đề khác, như nhận thức luận, siêu hình học, mỹ học, nghệ thuật, logic, lý thuyết xã hội, và đạo đức học.

Hiệp hội Tâm  lý học Hoa Kỳ

Đánh giá

There are no reviews yet

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Những Nguyên Tắc Đạo Đức Trong Giáo Dục”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Giao hàng toàn Nhật Bản
Những Nguyên Tắc Đạo Đức Trong Giáo Dục

1 in stock