Thông Minh Hơn, Nhanh Hơn, Giỏi Hơn (Tái Bản 2018)
Tác giả: Charles Duhigg
Thông Minh Hơn, Nhanh Hơn, Giỏi Hơn (Tái Bản 2018)
Thông minh hơn, nhanh hơn, giỏi hơn là kết quả nhiên cứu của Charles Duhigg về cơ chế hoạt động của năng suất và nỗ lực để tìm hiểu lý do vì sao một số cá nhân và doanh nghiệp lại đạt được năng suất cao hơn những cá nhân và doanh nghiệp khác rất nhiều. Tác giả chia cuốn sách ra thành tám chương, mỗi chương khám phá một ý tưởng có ảnh hưởng khác nhau đến việc thúc đẩy năng suất.
Qua cuốn sách này, tác giả cũng chỉ cho bạn thấy làm thế nào để đưa ra những lựa chọn có thể tiếp thêm nhiên liệu cho năng suất làm việc. Đây thực sự là một cuốn cẩm nang về những chiến thuật và những cơ hội làm thay đổi cuộc sống và sự nghiệp của bạn.
1. Động lực: xuất hiện khi chúng ta được làm chủ – Thông minh hơn, nhanh hơn, giỏi hơn
Từ cuốn sách Thông minh hơn, nhanh hơn, giỏi hơn có thể rút ra cách tạo động lực như sau:
– Đặt câu hỏi “Tại sao”, làm việc này vì lý do gì, hãy hỏi nhân viên câu hỏi này cho tới khi họ có câu trả lời
– Biến nhiệm vụ thành các quyết định có ý nghĩa với mỗi người thực hiện (bạn sẽ thấy điều này lặp lại ở phần tinh thần nhóm)
2. Tinh thần nhóm: tốt khi có quy tắc
7 cách nâng cao tinh thần nhóm:
– Mỗi thành viên trong nhóm đều phải được phát biểu bằng nhau (đảm bảo ai cũng được nói, chính xác là phải nói)
– Mỗi thành viên tẹ nắm bắt cảm xúc của người khác và kiểm soát cảm xúc của mình
– Tự do thảo luận, tạo ra các thảo luận mở
– Được lắng nghe và hoà hợp về ngôn ngữ
– Mỗi thành viên đều được xem là người quan trọng
– Khuyến khích mọi người thể hiện những bất đồng bằng sự thẳng thắn
– Tạo văn hoá tin tưởng: Lắng nghe, không phán xét, tin cậy vào bản thân và người xung quanh
5 yếu tố then chốt để làm việc nhóm hiệu quả
– Cả nhóm tin rằng công việc của mình là quan trọng
– Mỗi người trong nhóm tin rằng công việc của mình là có ý nghĩa với bản thân
– Nhóm cần mục tiêu và các vai trò được xác định rõ ràng
– Các thành viên cần biết họ có thể dựa vào nhau
– Cần tâm lý tin tưởng
3. Sự tập trung: Tạo ra bằng cách xây mô hình tư duy
Để tạo ra mô hình tư duy, Charles Duhigg đã đưa ra 3 cách trong cuốn Thông minh hơn, nhanh hơn, giỏi hơn là:
– Tạo ra hình ảnh trong tâm trí về những gì họ mong đợi, tưởng tượng càng chi tiết càng tốt
– Giải thích, dựng lại cuộc trò chuyện về những gì họ vừa thấy, phân tích từng phần
– Tự kể với mình về những gì đang xảy ra, sẽ xảy ra
Cách siêu sao làm là: tham gia tối đa 5 dự án ở 1 thời điểm và tham gia ở thời điểm trứng nước của dự án.
4. Quản lý người khác – Thông minh hơn, nhanh hơn, giỏi hơn
Việc quản lý người khác đôi khi rất đau đầu với các nhà quản lý hoặc leader. Họ bận bịu với công việc thực sự cần làm hàng ngày (Xem thêm: Những người quản lý thực sự làm gì?). Thông minh hơn, nhanh hơn, giỏi hơn chỉ ra một số cách quản lý người khác giúp bạn rảnh tay hơn.
– Mỗi người trong tổ chức trở thành chuyên gia hàng đầu trong một việc gì đó
– Văn hoá cống hiến vượt trội hơn (văn hoá cống hiến: công ty tránh sa thải nhân viên, đầu tư cho đào tạo, đề cao làm việc nhóm, an toàn tâm lý và đề cao hạnh phúc của nhân viên)
– Trao quyền cho cấp dưới, cho họ đưa ra các lựa chọn quan trọng
– Mọi người cần được biết rằng ý kiến của họ không bị bỏ qua, sai lầm của họ không bị công kích, họ luôn nhận được sự hỗ trợ khi cần
5. Lập mục tiêu: SMART nhưng phải đáng theo đuổi (tham vọng và quan trọng)
Mục tiêu SMART thì nhiều người đã biết tới rồi. Tuy nhiên trong cuốn Thông minh hơn, nhanh hơn, giỏi hơn, tác giả đã bổ sung thêm một số ý cho việc lập mục tiêu:
– Tổ chức các buổi “work-out” cho nhân viên đề xuất bất cứ ý tưởng nào mà họ nghĩ là công ty nên theo đuổi, chọn ra 1 ý tưởng để thực hiện
– Mục tiêu tham vọng: có thời gian xa, mục tiêu khó đạt bằng cách nghĩ thông thường, gấp 2-3 lần mục tiêu thường
– Phân chia mục tiêu xa thành các kế hoạch cụ thể, xa -> SMART
– Luôn đặt câu hỏi: Còn nếu không thì sao?
6. Ra quyết định – Thông minh hơn, nhanh hơn, giỏi hơn
– Ngay cả khi ít dữ liệu chúng ta vẫn có thể dự đoán tương lai dựa trên việc đưa ra những giả định và sau đó điều chỉnh dựa trên những gì chúng ta quan sát được
– Dự đoán càng chính xác khi chúng ta tiếp xúc với càng nhiều thất bạo và thành công
– Ra quyết định đúng hơn bằng cách hình dung ra các viễn cảnh khác nhau và điều chỉnh liên tục trên các dữ liệu mới được nhập vào
7. Sáng tạo
Sáng tạo được Charles Duhigg đề cao trong Thông minh hơn, nhanh hơn, giỏi hơn. Dưới đây là một vài góc nhìn của Charles Duhigg về sáng tạo:
– Các ý tưởng độc đáo nhất nảy ra từ những khái niệm cũ
– Suy nghĩ về điều có thể đúng và soi vào cuộc sống của mình như những chấy liệu đổi mới “Nếu chúng ta có thể làm bất cứ điều gì, các bạn muốn nhìn thấy gì trên màn hình” – Quá trình làm Frozen
– Nhìn nhận 1 ý tưởng trên quan điểm của người khác giúp chúng ta có thể nhìn ra cái gì đó mới
– Để kích thích sự sáng tạo với những ý tưởng quá mạnh mẽ bám rễ, đôi khi là cần tạo ra sự xáo trộn ở mức vừa phải
8. Học từ dữ liệu – Thông minh hơn, nhanh hơn, giỏi hơn
– Để vượt qua trạng thái mù thông tin (quá nhiều thông tin, não ngừng đọc và phân tích) chuyển các thông tin thành chuỗi các câu hỏi để trả lời hoặc chuỗi các lựa chọn để thực hiện
– Đưa ra các giả thuyết, phân tách chúng, kiểm nghiệm từng giả thuyết
– Quy trình thiết kế kỹ thuật: xác định tình huống, thu thập dữ liệu, nghĩ ra các giải pháp, tranh luận về các phương pháp khác nhau, tiến hành thí nghiệm lặp đi lặp lại
– Chia nhỏ các vấn đề để xử lý
Cuốn sách Thông minh hơn, nhanh hơn, giỏi hơn của Charles Duhigg được The New York Times đánh giá là một trong những cuốn best-seller bán chạy nhất.
Đánh giá
There are no reviews yet