Trí Tuệ Xúc Cảm
Tác giả: Daniel Goleman
Trí Tuệ Xúc Cảm
Đôi khi, chúng ta đã đồng nhất trí tuệ với chỉ số IQ. Đó là cách hiểu phiến diện bởi chúng ta chỉ chú trọng tới trí tuệ lí trí mà quên mất rằng các xúc cảm cũng là một dạng trí tuệ vô cùng quan trọng để con người mang đầy đủ tính người cũng như có thể thành đạt trong cuộc sống. Những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, ở nhiều nước phương Tây, người ta nói nhiều tới các xúc cảm của con người và sự giáo dục xúc cảm cho mọi người, đặc biệt các lớp trẻ. Các nhà tâm lí học ngày càng đánh giá cao vai trò của cảm xúc và ảnh hưởng của nó đến đời sống con người. Nghệ thuật kiểm soát cảm xúc và định hướng cho nó một cách đúng đắn được gọi là “Trí tuệ xúc cảm”.
Kể từ khi cuốn sách đầu tiên của Daniel Goleman: Trí tuệ xúc cảm (Emotional Intelligence) viết về vấn đề này năm 1995 thì “Trí tuệ xúc cảm” trở thành một trong những thuật ngữ nóng bỏng nhất trong xã hội Mỹ. Daniel Goleman đã trình bày vấn đề này rất đầy đủ, rõ ràng và có sức thuyết phục. Đây là một tư liệu không thể bỏ qua khi chúng ta nói đến vấn đề giáo dục trí tuệ xúc cảm.
PHẦN MỘT: NÃO BỘ XÚC CẢM
Tìm hiểu về cấu trúc cảm xúc não bộ, thứ lý giải tại sao có những lúc con tim lại lấn át lý trí. Chúng ta cần xúc cảm để làm gì?
Mỗi xúc cảm đều đóng một vai trò riêng được xem như những dấu ấn sinh học đặc biệt: Khi giận dữ, sợ hãi, hạnh phúc, yêu, ngạc nhiên, kinh tởm và buồn bã…
Xúc cảm tạo nên hai tên bạo chúa là thịnh nộ và tham lam để chống lại lý trí thân cô thế cô. Liệu lý trí có thể chống chọi được bao lâu trước khi sự kết hợp giữa chúng? Trong khi lý trí chỉ biết kêu gào khản giọng về giá trị của đức hạnh thì hai tên kia lại bỏ ngoài tai. Chúng càng ngày càng lắm lời và gây rối cho tới khi người cai trị của cả ba kẻ kiệt sức, đầu hàng và bỏ cuộc.
Theo nghĩa nào đó, chúng ta có hai bộ não, hai tinh thần và hai loại trí thông minh khác nhau: lý trí và xúc cảm. Cách chúng ta đưa ra quyết định trong cuộc sống được cả hai loại trí thông minh này dẫn dắt – không chỉ có trí thông minh IQ, mà còn có cả trí tuệ xúc cảm. Thật vậy, trí tuệ lý trí không thể hoạt động hiệu quả nếu không có trí tuệ xúc cảm. Khi tương tác hiệu quả, trí tuệ xúc cảm tăng lên, năng lực tư duy lý trí cũng tăng theo. Erasmus từng nói, ta phải tìm được điểm cân bằng hài hòa giữa hai mặt đó. Để đạt được điều đó, trước tiên chúng ta phải hiểu chính xác ý nghĩa của việc sử dụng cúc cảm một cách thông minh.
PHẦN HAI: BẢN CHẤT CỦA TRÍ TUỆ XÚC CẢM
Chúng ta hãy cùng xem xét biểu hiện của thần kinh logic qua hành vi – cái mà chúng ta vẫn gọi là trí tuệ xúc cảm, chẳng hạn để chế ngự sự bốc đồng, thấu hiểu xúc cảm của người khác và dung hòa các mối quan hệ. Aristotle từng nhận định không dễ để “giận đúng người, đúng lúc, đúng mục tiêu, đúng cách và đúng mức’’.
PHẦN BA: TRÍ TUỆ XÚC CẢM ỨNG DỤNG
Quan điểm mới về “trí tuệ” đã đặt xúc cảm vào vị trí trung tâm của những kỹ năng tự nhiên cần thiết cho cuộc sống. Phần III sẽ đi vào khám phá sự khác biệt cốt lõi giữa chúng cùng ảnh hưởng đến các mối quan hệ. Sự nghiệp của chúng ta sẽ khó thành công nếu thiếu vắng trí tuệ xúc cảm trong bối cảnh những động lực thị trường đang định hình lại công việc của chúng ta. Xúc cảm tiêu cực gây hại thế nào đến sức khỏe? Con người sẽ sống khỏe mạnh và hạnh phúc ra sao nếu duy trì được xúc cảm cân bằng? Chúng ta sẽ cùng trả lời các câu hỏi đó.
PHẦN BỐN: NHỮNG CÁNH CỬA CƠ HỘI
Yếu tố di truyền tạo nên chuỗi xúc cảm chi phối tính khi của mỗi con người. Nhưng điều ngạc nhiên là hệ thần kinh có thể rèn giũa được và tính khi không quyết định số phận. Phần IV chỉ ra những bài học ở nhà hay trường học từ thời thơ ấu sẽ giúp chúng ta hình thành mạch xúc cảm như thế nào, trang bị cho chúng ta nền tảng trí tuệ xúc cảm căn bản hoặc không. Có thể thấy vai trò vô cùng quan trọng của giai đoạn này trong việc định hình thói quen xúc cảm, thứ chi phối cuộc đời chúng ta về sau.
PHẦN NĂM: HIỂU BIẾT VỀ TRÍ TUỆ XÚC CẢM
Phần năm cảnh báo nguy cơ đón đợi những ai không làm chủ được xúc cảm trong quá trình trưởng thành. Sự khiếm khuyết về mặt trí tuệ xúc cảm có thể dẫn tới việc mắc các chứng trầm cảm, ưa bạo lực, rối loạn ăn uống hay lạm dụng chất kích thích,… Phần này cũng chỉ ra sự cần thiết của việc giảng dạy những phương pháp điều khiển xúc cảm và kỹ năng xã hội tại các cơ sở giáo dục tiên phong để hướng cuộc sống của con trẻ đi đúng đường. Những số liệu đáng quan ngại lấy từ một khảo sát quy mô lớn với các bậc phụ huynh và giáo viên cho thấy: trẻ em ngày nay dễ gặp nhiều vấn để về xúc cảm hơn thế hệ trước. Chúng dễ cô đơn, chán nản, suy sụp, tức giận, ương bướng và hung hãn hơn.
Đánh giá
There are no reviews yet