Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót

¥2,450

Tiếng hót của con chim vặn dây cót chỉ vang lên vào những thời khắc quyết định, khi con người tỉnh thức những tiếng lòng thầm kín, hay khoảnh khắc thấu suốt cảm giác về định mệnh; tiếng chim tiên báo những thảm họa khốc liệt khơi nguồn từ chính con người, cũng là tiếng thúc giục âm thầm của khát vọng đi tìm chân lý. Tiếng hót của chim vặn dây cót trở thành biểu tượng sự thức tỉnh những xúc cảm mãnh liệt và sự trưởng thành về bản ngã của con người trong đời sống hiện đại. Đó chính là ý nghĩa của hình tượng chim dây cót xuyên suốt cuốn tiểu thuyết lớn của Haruki Murakami.

Mã: 10214 Danh mục: , , Từ khóa: Weight: 870g

Hết hàng

Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót

Tác giả: Haruki Murakami

Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót

Toru Okada, một luật sư vừa bỏ việc, đang có một cuộc sống bình thường, giản dị bên cạnh người vợ Kumiko thì đột nhiên con mèo của anh biến mất. Ngay sau đó, vợ anh bỏ đi, để lại một lời nhắn rằng anh đừng cố đi tìm cô. Toru cố gắng đi tìm vợ và con mèo, nhưng việc tìm kiếm đó liên tục bị gián đoạn bởi sự xuất hiện của những nhân vật kỳ lạ trong cuộc sống của anh: Một cô gái điếm tâm thần gọi đến để quấy rối tình dục qua điện thoại, hai chị em thầy đồng, một cô bé 16 tuổi bị ám ảnh bởi cái chết của bạn trai gọi anh là “Chim vặn dây cót”, một cựu chiến binh kể lại cho anh câu chuyện về nỗi kinh hoàng của binh lính Nhật trong những năm đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai tại Cao nguyên Mông Cổ và trên đất Trung Hoa. Tất cả những sự kiện kỳ quặc đó lại tiếp tục đẩy anh tới những sự kiện còn kỳ quặc hơn nữa.

Trích đoạn tác phẩm

Về sự chào đời của

Okada Kumiko và Wataya Noboru

Là con một trong gia đình, tôi thật khó hình dung anh chị em ruột trong một nhà thường cảm thấy gì lúc gặp nhau sau khi ai nấy đều đã lớn và có cuộc sống riêng. Trong trường hợp Kumiko, bất cứ khi nào ai đó nhắc tới Wataya Noboru thì nàng lại có một vẻ mặt kỳ lạ, như thể nàng vừa tình cờ cho một món gì đó có mùi vị khó chịu vào mồm. Nhưng chính xác là vẻ mặt đó ẩn chứa cái gì, tôi chịu không biết được. Về phần mình, tôi chẳng có mảy may thiện cảm với anh ta. Kumiko cũng biết và thấy điều đó hoàn toàn tự nhiên. Bản thân nàng cũng chẳng ưa gì ông anh. Giá như không phải hai anh em ruột thì thật khó hình dung ra cảnh hai người nói chuyện với nhau. Thế nhưng quả thực họ là anh em ruột, điều đó càng khiến mọi chuyện thêm rắc rối.

Sau khi tôi cãi nhau om sòm với ông bố và cắt đứt quan hệ với gia đình, Kumiko hầu như không có dịp nào gặp lại Wataya Noboru. Cuộc cãi nhau đó quả thực là kịch liệt. Trong đời tôi không mấy khi cãi nhau với ai – tôi vốn không thuộc loại người hay tranh cãi -, nhưng khi đã lâm vào thế chẳng đặng đừng thì tôi cãi tới cùng, không ngừng được. Nhưng sau mỗi lần như vậy, khi đã trút sạch những gì dồn nén trong lòng, cơn giận dữ của tôi đều biến đâu mất một cách kỳ lạ. Không còn căm ghét, chẳng còn phẫn uất, chỉ còn thấy hết sức nhẹ nhõm rằng tôi sẽ không bao giờ phải gặp lại ông ta nữa; rằng tôi đã trút được cái gánh nặng phải mang đã quá lâu này. Thậm chí tôi còn thấy thông cảm với cuộc đời lắm gian truân vất vả của ông ta, dù cuộc đời đó với tôi có vẻ ngu ngốc và đáng tởm đến đâu đi nữa. Tôi bảo Kumiko tôi sẽ không bao giờ gặp lại cha mẹ nàng nữa nhưng riêng nàng thì khi nào muốn về thăm họ cũng được, chỉ có điều không có tôi. Nhưng Kumiko cũng chẳng thiết tha gì chuyện về thăm cha mẹ.

Hồi đó Wataya Noboru đang sống cùng cha mẹ, song khi cuộc cãi vã bùng lên giữa cha anh ta và tôi, anh ta chỉ rút lui, chẳng nói với ai một lời nào. Điều đó tôi không lạ. Anh ta chẳng mảy may quan tâm đến tôi. Anh ta tránh hết sức để không gặp mặt tôi trừ những lúc thực sự cần thiết. Vì vậy, một khi đã không còn đến thăm cha mẹ Kumiko, tôi cũng chẳng còn lý do gì để gặp Wataya Noboru. Bản thân Kumiko cũng chẳng có lý do đặc biệt gì để gặp anh ta. Anh ta bận, nàng cũng bận, nhưng cái chính là hai người chưa bao giờ thân thiết với nhau.

Tuy vậy thỉnh thoảng Kumiko cũng gọi điện đến văn phòng khoa của anh ta, đôi khi anh ta cũng gọi điện cho nàng ở công ty (nhưng không bao giờ gọi về nhà chúng tôi). Nàng thường thông báo lại với tôi về những cuộc trò chuyện đó, nhưng không đi vào chi tiết. Tôi không bao giờ hỏi, nàng cũng không bao giờ tự kể rõ hơn nếu không cần thiết.

Tôi không cần biết Kumiko và Wataya Noboru nói với nhau những gì. Bảo vậy không có nghĩa là tôi khó chịu khi biết hai người có nói chuyện với nhau. Đơn giản là tôi không hiểu hai con người khác nhau đến thế thì có gì để nói với nhau? Hay chỉ vì họ là hai anh em nên mới có chuyện để nói?

* * *

Tuy là anh em nhưng Wataya Noboru và Kumiko cách nhau những chín tuổi. Một lý do nữa khiến hai anh em ít gần gũi nhau, ấy là hồi nhỏ Kumiko sống với ông bà nội suốt mấy năm liền.

Nhà Wataya không chỉ có hai đứa con là Kumiko và Noboru. Giữa hai anh em còn có một người con gái nữa, lớn hơn Kumiko năm tuổi. Tuy nhiên, hồi Kumiko mới ba tuổi cha mẹ đã gửi nàng từ Tokyo về tỉnh Niigata xa xôi cho bà nội nuôi nấng một thời gian. Về sau cha mẹ bảo nàng rằng họ làm vậy bởi hồi nhỏ nàng ốm đau quặt quẹo luôn, thành thử không khí trong lành ở thôn quê chắc sẽ có ích cho nàng, nhưng nàng chẳng bao giờ tin hẳn lời họ nói. Theo nàng nhớ thì nàng chưa bao giờ đau yếu cả. Nàng chưa hề ốm nặng bao giờ, người thân ở Niigata hình như cũng không ai phải lo lắng lắm về sức khỏe của nàng. “Em tin chắc đó chẳng qua là cái cớ thôi”, có lần Kumiko bảo tôi vậy.

Nỗi ngờ vực của nàng được củng cố bởi một chuyện nàng nghe được từ một người bà con. Hóa ra mẹ và bà nội của của Kumiko từng có một mối bất hòa kéo dài, và quyết định đưa Kumiko về Niigata là kết quả một sự thỏa thuận giữa hai người. Bằng cách giao con cho bà nội nuôi một thời gian, cha mẹ Kumiko đã làm bà nguôi giận, còn đến lượt mình, nhờ được nuôi dạy cháu một thời gian nên bà nội củng cố được quan hệ với con trai (tức cha của Kumiko). Nói cách khác, Kumiko đã là một kiểu con tin.

– Ngoài ra, – Kumiko kể với tôi, – ba mẹ em đã có hai đứa con rồi, thành thử cho đi đứa thứ ba cũng phải chẳng mất mát gì ghê gớm. Dĩ nhiên là không phải ba mẹ có ý bỏ em luôn; hình như ba mẹ chỉ nghĩ rằng bởi em còn quá nhỏ nên đi xa khỏi nhà như thế cũng chẳng hề gì. Có lẽ ba mẹ đã không biết nghĩ cho thấu đáo về chuyện đó. Chẳng qua đó là giải pháp dễ dàng nhất cho tất cả mọi người. Anh có tin được không? Em không biết tại sao ba mẹ chẳng hề hiểu rằng chuyện đó có thể tác động như thế nào đến một đứa bé.

Nàng được bà nội nuôi nấng ở Niigata từ năm ba tuổi đến năm sáu tuổi. Những năm tháng đó trong đời nàng mà gọi là u buồn hay phi tự nhiên thì cũng không đúng. Bà nội cưng nàng như cưng trứng mỏng, Kumiko cũng thích chơi với mấy anh em họ gần tuổi mình hơn là chơi với anh chị ruột vốn lớn hơn nàng nhiều. Cuối cùng, khi Kumiko đến tuổi đi học, ba mẹ đón nàng về Tokyo. Ba mẹ bắt đầu đâm lo rằng đứa con gái đã xa họ quá lâu nên khăng khăng đòi đưa về trước khi quá muộn. Nhưng theo nghĩa nào đó thì đã quá muộn. Suốt mấy tuần sau khi quyết định cho nàng về lại Tokyo, bà nội ngày càng rơi vào trạng thái kích động. Bà thôi ăn và ngủ rất ít. Bà khi khóc khi cười, lúc lại hoàn toàn câm lặng. Mới phút trước bà vừa siết chặt Kumiko vào lòng đến tức thở, phút sau bà đã lấy thước kẻ phát vào tay Kumiko mạnh đến nỗi hằn cả lằn đỏ lên. Phút trước bà bảo bà không muốn cho cháu đi, rằng bà thà chết còn hơn mất cháu, phút sau bà lại bảo bà không muốn thấy mặt cháu nữa, rằng bà muốn tống cháu đi cho khuất mắt. Bằng những lời không thể nào thậm tệ hơn, bà rủa xả mẹ Kumiko, bảo nàng rằng mẹ nàng là một mụ đàn bà khốn nạn. Thậm chí bà còn đâm kéo vào cổ tay định tự sát. Kumiko không hiểu nổi điều gì đang diễn ra quanh mình nữa. Mọi chuyện vượt ngoài khả năng lĩnh hội của nàng.

Thế là nàng quyết định khép kín mình trước ngoại giới. Nàng nhắm mắt lại. Nàng khép tai lại. Nàng đóng chặt tâm trí mình. Nàng không nghĩ gì nữa, không hy vọng gì nữa. Mấy tháng sau đó là một khoảng trống hoàn toàn trong ký ức nàng. Nàng tuyệt chẳng nhớ bất cứ điều gì xảy ra trong thời gian đó. Khi hồi tỉnh, nàng thấy mình đang ở trong một ngôi nhà mới. Đó là ngôi nhà nơi lẽ ra nàng đã sống từ xưa đến nay. Ba mẹ nàng sống ở đây, anh nàng cũng thế, chị nàng cũng thế. Nhưng đó không phải nhà của nàng. Nó chỉ là một môi trường sống mới mà thôi.

Kumiko trở thành một đứa trẻ lầm lì, khó tính trong môi trường mới đó. Không ai là người cô bé có thể tin, không ai là người cô có thể tin cậy một cách vô điều kiện. Ngay cả trong vòng tay cha mẹ, cô cũng không bao giờ hoàn toàn thoải mái. Cô không biết mùi cơ thể họ; cái mùi lạ lẫm đó khiến cô bứt rứt khó chịu. Thậm chí đôi khi cô còn căm ghét nó. Người duy nhất trong nhà mà Kumiko dần dần cởi mở hơn, dù một cách khó khăn, là chị gái. Cha mẹ đã hết còn hy vọng có thể gần gũi được cô bé; anh trai gần như không biết tới sự tồn tại của cô. Nhưng chị gái thì thấu hiểu sự bấn loạn và nỗi cô đơn ẩn sau thái độ bướng bỉnh đó. Chị ở suốt ngày bên Kumiko, ngủ cùng buồng với cô, nói chuyện với cô, đọc sách cho cô nghe, đưa cô đi học, giúp cô làm bài tập. Những khi Kumiko rúc vào một góc buồng mà khóc hàng giờ, chị gái luôn có mặt, ngồi một bên, ôm chặt cô vào lòng. Chị làm tất cả những gì có thể để tìm đường đến với cõi lòng sâu kín của Kumiko. Giá như chị không chết vì trúng độc thức ăn chỉ một năm sau khi Kumiko từ Niigata trở về thì mọi chuyện hẳn đã khác đi rất nhiều.

– Nếu chị còn sống thì mọi chuyện trong gia đình hẳn đã tốt hơn rồi, – Kumiko nói. – Mới mười một tuổi chị ấy đã là trụ cột về tinh thần cho cả gia đình. Giá như chị không chết thì mọi người khác trong nhà hẳn đã ít khác người hơn. Ít nhất thì em cũng không phải là một trường hợp hết thuốc chữa như thế này. Anh có hiểu ý em không? Em thấy mình thật có lỗi sau chuyện đó. Tại sao em không chết thay cho chị? Tại sao em đây, một đứa chẳng ai cần tới, chẳng đem lại niềm vui cho ai, tại sao em không chết đi? Ba mẹ và anh trai hiểu rõ cảm xúc của em, nhưng họ không hé một lời để an ủi em. Mà đâu chỉ có thế. Họ không từ bất cứ cơ hội nào để nói về người chị quá cố của em: nào chị ấy xinh, nào chị ấy thông minh, nào ai cũng thích chị ấy, nào chị ấy chu đáo quan tâm đến mọi người, nào chị ấy chơi piano giỏi! Thế rồi họ bắt em phải học chơi piano! Sau khi chị mất thì cũng phải có ai đó sử dụng cây đàn piano to đùng kia chứ. Nhưng em chẳng thích chơi piano tí nào cả! Em biết mình sẽ chẳng bao giờ chơi hay như chị ấy, em cũng không cần có thêm một cách để chứng minh em kém cỏi đến độ nào so với chị ấy. Em không thể thế chỗ cho bất cứ ai, nói gì đến cho chị ấy. Nhưng chẳng ai nghe em. Không ai thèm nghe em cả! Mãi đến giờ, hễ nhìn thấy piano là em ghét cay ghét đắng. Thấy ai đó chơi piano là em không chịu nổi.

Tôi vô cùng phẫn nộ với gia đình Kumiko khi nghe nàng kể. Phẫn nộ vì những gì họ đã làm với nàng. Vì những gì họ đã không làm được cho nàng. Ấy là hồi chúng tôi chưa cưới. Hai chúng tôi chỉ mới quen nhau được hơn hai tháng. Đó là một sáng Chủ nhật yên tĩnh, chúng tôi đang nằm trên giường. Nàng kể một hồi lâu về thời thơ ấu, như thể gỡ dần một sợi chỉ rối, thỉnh thoảng lại ngừng để đánh giá tầm quan trọng của từng sự kiện nàng vừa thổ lộ. Đó là lần đầu tiên nàng kể nhiều đến vậy về mình. Trước buổi sáng hôm đó tôi hầu như chẳng biết gì về gia đình hay thời thơ ấu của nàng. Tôi biết tính nàng trầm lặng, rằng nàng thích vẽ, rằng nàng có mái tóc dài thật đẹp, rằng nàng có hai cái bớt trên bả vai phải. Và rằng tôi là người đàn ông đầu tiên trong đời nàng.

Nàng vừa kể vừa khóc thút thít. Tôi hiểu tại sao nàng cần phải khóc. Tôi ôm nàng trong vòng tay, vuốt tóc nàng.

– Nếu chị ấy còn sống, em tin chắc anh sẽ yêu chị ấy, – Kumiko nói. – Hồi xưa ai cũng yêu chị ấy. Vừa thấy lần đầu là đã yêu ngay.

– Có thể, – tôi nói. – Nhưng anh lại phải lòng em. Chuyện ấy đơn giản lắm mà. Chỉ có anh và em thôi. Chị của em chẳng liên quan gì ở đây hết.

Toru Okada, một luật sư vừa bỏ việc, đang có một cuộc sống bình thường, giản dị bên cạnh người vợ Kumiko thì đột nhiên con mèo của anh biến mất. Ngay sau đó, vợ anh bỏ đi, để lại một lời nhắn rằng anh đừng cố đi tìm cô. Toru cố gắng đi tìm vợ và con mèo, nhưng việc tìm kiếm đó liên tục bị gián đoạn bởi sự xuất hiện của những nhân vật kỳ lạ trong cuộc sống của anh: Một cô gái điếm tâm thần gọi đến để quấy rối tình dục qua điện thoại, hai chị em thầy đồng, một cô bé 16 tuổi bị ám ảnh bởi cái chết của bạn trai gọi anh là “Chim vặn dây cót”, một cựu chiến binh kể lại cho anh câu chuyện về nỗi kinh hoàng của binh lính Nhật trong những năm đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai tại Cao nguyên Mông Cổ và trên đất Trung Hoa. Tất cả những sự kiện kỳ quặc đó lại tiếp tục đẩy anh tới những sự kiện còn kỳ quặc hơn nữa.

Trích đoạn tác phẩm

Về sự chào đời của

Okada Kumiko và Wataya Noboru

Là con một trong gia đình, tôi thật khó hình dung anh chị em ruột trong một nhà thường cảm thấy gì lúc gặp nhau sau khi ai nấy đều đã lớn và có cuộc sống riêng. Trong trường hợp Kumiko, bất cứ khi nào ai đó nhắc tới Wataya Noboru thì nàng lại có một vẻ mặt kỳ lạ, như thể nàng vừa tình cờ cho một món gì đó có mùi vị khó chịu vào mồm. Nhưng chính xác là vẻ mặt đó ẩn chứa cái gì, tôi chịu không biết được. Về phần mình, tôi chẳng có mảy may thiện cảm với anh ta. Kumiko cũng biết và thấy điều đó hoàn toàn tự nhiên. Bản thân nàng cũng chẳng ưa gì ông anh. Giá như không phải hai anh em ruột thì thật khó hình dung ra cảnh hai người nói chuyện với nhau. Thế nhưng quả thực họ là anh em ruột, điều đó càng khiến mọi chuyện thêm rắc rối.

Sau khi tôi cãi nhau om sòm với ông bố và cắt đứt quan hệ với gia đình, Kumiko hầu như không có dịp nào gặp lại Wataya Noboru. Cuộc cãi nhau đó quả thực là kịch liệt. Trong đời tôi không mấy khi cãi nhau với ai – tôi vốn không thuộc loại người hay tranh cãi -, nhưng khi đã lâm vào thế chẳng đặng đừng thì tôi cãi tới cùng, không ngừng được. Nhưng sau mỗi lần như vậy, khi đã trút sạch những gì dồn nén trong lòng, cơn giận dữ của tôi đều biến đâu mất một cách kỳ lạ. Không còn căm ghét, chẳng còn phẫn uất, chỉ còn thấy hết sức nhẹ nhõm rằng tôi sẽ không bao giờ phải gặp lại ông ta nữa; rằng tôi đã trút được cái gánh nặng phải mang đã quá lâu này. Thậm chí tôi còn thấy thông cảm với cuộc đời lắm gian truân vất vả của ông ta, dù cuộc đời đó với tôi có vẻ ngu ngốc và đáng tởm đến đâu đi nữa. Tôi bảo Kumiko tôi sẽ không bao giờ gặp lại cha mẹ nàng nữa nhưng riêng nàng thì khi nào muốn về thăm họ cũng được, chỉ có điều không có tôi. Nhưng Kumiko cũng chẳng thiết tha gì chuyện về thăm cha mẹ.

Hồi đó Wataya Noboru đang sống cùng cha mẹ, song khi cuộc cãi vã bùng lên giữa cha anh ta và tôi, anh ta chỉ rút lui, chẳng nói với ai một lời nào. Điều đó tôi không lạ. Anh ta chẳng mảy may quan tâm đến tôi. Anh ta tránh hết sức để không gặp mặt tôi trừ những lúc thực sự cần thiết. Vì vậy, một khi đã không còn đến thăm cha mẹ Kumiko, tôi cũng chẳng còn lý do gì để gặp Wataya Noboru. Bản thân Kumiko cũng chẳng có lý do đặc biệt gì để gặp anh ta. Anh ta bận, nàng cũng bận, nhưng cái chính là hai người chưa bao giờ thân thiết với nhau.

Tuy vậy thỉnh thoảng Kumiko cũng gọi điện đến văn phòng khoa của anh ta, đôi khi anh ta cũng gọi điện cho nàng ở công ty (nhưng không bao giờ gọi về nhà chúng tôi). Nàng thường thông báo lại với tôi về những cuộc trò chuyện đó, nhưng không đi vào chi tiết. Tôi không bao giờ hỏi, nàng cũng không bao giờ tự kể rõ hơn nếu không cần thiết.

Tôi không cần biết Kumiko và Wataya Noboru nói với nhau những gì. Bảo vậy không có nghĩa là tôi khó chịu khi biết hai người có nói chuyện với nhau. Đơn giản là tôi không hiểu hai con người khác nhau đến thế thì có gì để nói với nhau? Hay chỉ vì họ là hai anh em nên mới có chuyện để nói?

* * *

Tuy là anh em nhưng Wataya Noboru và Kumiko cách nhau những chín tuổi. Một lý do nữa khiến hai anh em ít gần gũi nhau, ấy là hồi nhỏ Kumiko sống với ông bà nội suốt mấy năm liền.

Nhà Wataya không chỉ có hai đứa con là Kumiko và Noboru. Giữa hai anh em còn có một người con gái nữa, lớn hơn Kumiko năm tuổi. Tuy nhiên, hồi Kumiko mới ba tuổi cha mẹ đã gửi nàng từ Tokyo về tỉnh Niigata xa xôi cho bà nội nuôi nấng một thời gian. Về sau cha mẹ bảo nàng rằng họ làm vậy bởi hồi nhỏ nàng ốm đau quặt quẹo luôn, thành thử không khí trong lành ở thôn quê chắc sẽ có ích cho nàng, nhưng nàng chẳng bao giờ tin hẳn lời họ nói. Theo nàng nhớ thì nàng chưa bao giờ đau yếu cả. Nàng chưa hề ốm nặng bao giờ, người thân ở Niigata hình như cũng không ai phải lo lắng lắm về sức khỏe của nàng. “Em tin chắc đó chẳng qua là cái cớ thôi”, có lần Kumiko bảo tôi vậy.

Nỗi ngờ vực của nàng được củng cố bởi một chuyện nàng nghe được từ một người bà con. Hóa ra mẹ và bà nội của của Kumiko từng có một mối bất hòa kéo dài, và quyết định đưa Kumiko về Niigata là kết quả một sự thỏa thuận giữa hai người. Bằng cách giao con cho bà nội nuôi một thời gian, cha mẹ Kumiko đã làm bà nguôi giận, còn đến lượt mình, nhờ được nuôi dạy cháu một thời gian nên bà nội củng cố được quan hệ với con trai (tức cha của Kumiko). Nói cách khác, Kumiko đã là một kiểu con tin.

– Ngoài ra, – Kumiko kể với tôi, – ba mẹ em đã có hai đứa con rồi, thành thử cho đi đứa thứ ba cũng phải chẳng mất mát gì ghê gớm. Dĩ nhiên là không phải ba mẹ có ý bỏ em luôn; hình như ba mẹ chỉ nghĩ rằng bởi em còn quá nhỏ nên đi xa khỏi nhà như thế cũng chẳng hề gì. Có lẽ ba mẹ đã không biết nghĩ cho thấu đáo về chuyện đó. Chẳng qua đó là giải pháp dễ dàng nhất cho tất cả mọi người. Anh có tin được không? Em không biết tại sao ba mẹ chẳng hề hiểu rằng chuyện đó có thể tác động như thế nào đến một đứa bé.

Nàng được bà nội nuôi nấng ở Niigata từ năm ba tuổi đến năm sáu tuổi. Những năm tháng đó trong đời nàng mà gọi là u buồn hay phi tự nhiên thì cũng không đúng. Bà nội cưng nàng như cưng trứng mỏng, Kumiko cũng thích chơi với mấy anh em họ gần tuổi mình hơn là chơi với anh chị ruột vốn lớn hơn nàng nhiều. Cuối cùng, khi Kumiko đến tuổi đi học, ba mẹ đón nàng về Tokyo. Ba mẹ bắt đầu đâm lo rằng đứa con gái đã xa họ quá lâu nên khăng khăng đòi đưa về trước khi quá muộn. Nhưng theo nghĩa nào đó thì đã quá muộn. Suốt mấy tuần sau khi quyết định cho nàng về lại Tokyo, bà nội ngày càng rơi vào trạng thái kích động. Bà thôi ăn và ngủ rất ít. Bà khi khóc khi cười, lúc lại hoàn toàn câm lặng. Mới phút trước bà vừa siết chặt Kumiko vào lòng đến tức thở, phút sau bà đã lấy thước kẻ phát vào tay Kumiko mạnh đến nỗi hằn cả lằn đỏ lên. Phút trước bà bảo bà không muốn cho cháu đi, rằng bà thà chết còn hơn mất cháu, phút sau bà lại bảo bà không muốn thấy mặt cháu nữa, rằng bà muốn tống cháu đi cho khuất mắt. Bằng những lời không thể nào thậm tệ hơn, bà rủa xả mẹ Kumiko, bảo nàng rằng mẹ nàng là một mụ đàn bà khốn nạn. Thậm chí bà còn đâm kéo vào cổ tay định tự sát. Kumiko không hiểu nổi điều gì đang diễn ra quanh mình nữa. Mọi chuyện vượt ngoài khả năng lĩnh hội của nàng.

Thế là nàng quyết định khép kín mình trước ngoại giới. Nàng nhắm mắt lại. Nàng khép tai lại. Nàng đóng chặt tâm trí mình. Nàng không nghĩ gì nữa, không hy vọng gì nữa. Mấy tháng sau đó là một khoảng trống hoàn toàn trong ký ức nàng. Nàng tuyệt chẳng nhớ bất cứ điều gì xảy ra trong thời gian đó. Khi hồi tỉnh, nàng thấy mình đang ở trong một ngôi nhà mới. Đó là ngôi nhà nơi lẽ ra nàng đã sống từ xưa đến nay. Ba mẹ nàng sống ở đây, anh nàng cũng thế, chị nàng cũng thế. Nhưng đó không phải nhà của nàng. Nó chỉ là một môi trường sống mới mà thôi.

Kumiko trở thành một đứa trẻ lầm lì, khó tính trong môi trường mới đó. Không ai là người cô bé có thể tin, không ai là người cô có thể tin cậy một cách vô điều kiện. Ngay cả trong vòng tay cha mẹ, cô cũng không bao giờ hoàn toàn thoải mái. Cô không biết mùi cơ thể họ; cái mùi lạ lẫm đó khiến cô bứt rứt khó chịu. Thậm chí đôi khi cô còn căm ghét nó. Người duy nhất trong nhà mà Kumiko dần dần cởi mở hơn, dù một cách khó khăn, là chị gái. Cha mẹ đã hết còn hy vọng có thể gần gũi được cô bé; anh trai gần như không biết tới sự tồn tại của cô. Nhưng chị gái thì thấu hiểu sự bấn loạn và nỗi cô đơn ẩn sau thái độ bướng bỉnh đó. Chị ở suốt ngày bên Kumiko, ngủ cùng buồng với cô, nói chuyện với cô, đọc sách cho cô nghe, đưa cô đi học, giúp cô làm bài tập. Những khi Kumiko rúc vào một góc buồng mà khóc hàng giờ, chị gái luôn có mặt, ngồi một bên, ôm chặt cô vào lòng. Chị làm tất cả những gì có thể để tìm đường đến với cõi lòng sâu kín của Kumiko. Giá như chị không chết vì trúng độc thức ăn chỉ một năm sau khi Kumiko từ Niigata trở về thì mọi chuyện hẳn đã khác đi rất nhiều.

– Nếu chị còn sống thì mọi chuyện trong gia đình hẳn đã tốt hơn rồi, – Kumiko nói. – Mới mười một tuổi chị ấy đã là trụ cột về tinh thần cho cả gia đình. Giá như chị không chết thì mọi người khác trong nhà hẳn đã ít khác người hơn. Ít nhất thì em cũng không phải là một trường hợp hết thuốc chữa như thế này. Anh có hiểu ý em không? Em thấy mình thật có lỗi sau chuyện đó. Tại sao em không chết thay cho chị? Tại sao em đây, một đứa chẳng ai cần tới, chẳng đem lại niềm vui cho ai, tại sao em không chết đi? Ba mẹ và anh trai hiểu rõ cảm xúc của em, nhưng họ không hé một lời để an ủi em. Mà đâu chỉ có thế. Họ không từ bất cứ cơ hội nào để nói về người chị quá cố của em: nào chị ấy xinh, nào chị ấy thông minh, nào ai cũng thích chị ấy, nào chị ấy chu đáo quan tâm đến mọi người, nào chị ấy chơi piano giỏi! Thế rồi họ bắt em phải học chơi piano! Sau khi chị mất thì cũng phải có ai đó sử dụng cây đàn piano to đùng kia chứ. Nhưng em chẳng thích chơi piano tí nào cả! Em biết mình sẽ chẳng bao giờ chơi hay như chị ấy, em cũng không cần có thêm một cách để chứng minh em kém cỏi đến độ nào so với chị ấy. Em không thể thế chỗ cho bất cứ ai, nói gì đến cho chị ấy. Nhưng chẳng ai nghe em. Không ai thèm nghe em cả! Mãi đến giờ, hễ nhìn thấy piano là em ghét cay ghét đắng. Thấy ai đó chơi piano là em không chịu nổi.

Tôi vô cùng phẫn nộ với gia đình Kumiko khi nghe nàng kể. Phẫn nộ vì những gì họ đã làm với nàng. Vì những gì họ đã không làm được cho nàng. Ấy là hồi chúng tôi chưa cưới. Hai chúng tôi chỉ mới quen nhau được hơn hai tháng. Đó là một sáng Chủ nhật yên tĩnh, chúng tôi đang nằm trên giường. Nàng kể một hồi lâu về thời thơ ấu, như thể gỡ dần một sợi chỉ rối, thỉnh thoảng lại ngừng để đánh giá tầm quan trọng của từng sự kiện nàng vừa thổ lộ. Đó là lần đầu tiên nàng kể nhiều đến vậy về mình. Trước buổi sáng hôm đó tôi hầu như chẳng biết gì về gia đình hay thời thơ ấu của nàng. Tôi biết tính nàng trầm lặng, rằng nàng thích vẽ, rằng nàng có mái tóc dài thật đẹp, rằng nàng có hai cái bớt trên bả vai phải. Và rằng tôi là người đàn ông đầu tiên trong đời nàng.

Nàng vừa kể vừa khóc thút thít. Tôi hiểu tại sao nàng cần phải khóc. Tôi ôm nàng trong vòng tay, vuốt tóc nàng.

– Nếu chị ấy còn sống, em tin chắc anh sẽ yêu chị ấy, – Kumiko nói. – Hồi xưa ai cũng yêu chị ấy. Vừa thấy lần đầu là đã yêu ngay.

– Có thể, – tôi nói. – Nhưng anh lại phải lòng em. Chuyện ấy đơn giản lắm mà. Chỉ có anh và em thôi. Chị của em chẳng liên quan gì ở đây hết.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

  • Giao hàng toàn Nhật Bản