Cánh Cửa Trí Tuệ Của Người DoThái

¥1,050

Trải qua nhiều sóng gió của lịch sử, với khoảng hai ngàn năm mất nước, không có Tổ Quốc, phải sống lang thang khắp thế giới, chịu nhiều áp bức và mâu thuẫn dân tộc, người Do Thái đã học được cách sinh tồn và bí quyết thành công, đồng thời mang bên mình trọng trách không để lịch sử bi thương lặp lại. Những khổ đau đã qua trở thành bài học cho tương lai, và cũng chính vì vậy mà người Do Thái biết đúc kết kinh nghiệm của quá khứ, nắm bắt hiện tại để tạo ra tương lai.

Mã: 10792 Danh mục: , Từ khóa: Weight: 230g

còn 2 hàng

Cánh Cửa Trí Tuệ Của Người DoThái

¥1,050

Cánh Cửa Trí Tuệ Của Người DoThái

Tác giả: Lý Quế Đông

Trải qua nhiều sóng gió của lịch sử, với khoảng hai ngàn năm mất nước, không có Tổ Quốc, phải sống lang thang khắp thế giới, chịu nhiều áp bức và mâu thuẫn dân tộc, người Do Thái đã học được cách sinh tồn và bí quyết thành công, đồng thời mang bên mình trọng trách không để lịch sử bi thương lặp lại. Những khổ đau đã qua trở thành bài học cho tương lai, và cũng chính vì vậy mà người Do Thái biết đúc kết kinh nghiệm của quá khứ, nắm bắt hiện tại để tạo ra tương lai. Đấu tranh sinh tồn, cách ứng xử trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập, kinh doanh của dân tộc Do Thái như những bí quyết đưa đến thành công mà bạn đọc có thể tìm thấy trong Cánh cửa trí tuệ của người Do Thái. Đó là những kinh nghiệm sống thiết thực vô cùng hữu ích đối với chúng ta: phương pháp giáo dục con cái, cách ứng xử trong cuộc sống, bí quyết kinh doanh thành đạt,… tất cả như chìa khóa thần kỳ mở ra cánh cửa của tri thức và niềm tin khi bước vào cuộc sống.

Đa phần chúng ta đều giống nhau – có một vẻ ngoài bình thường. Nhưng tại sao lại có những con người giàu có, người có tầm ảnh hưởng lớn tới vậy? Kho báu của họ được tạo nên từ đâu? Đó chính là quan hệ giao tiếp. Trong nguồn vốn năng lực của con người, quan hệ giao tiếp chính là tài sản quan trọng nhất, là nguồn vốn quý báu nhất của sự nghiệp. Chúng ta cần nói đúng, nói đủ, nói hay, nói để người khác nghe theo, nói để người ta nể, người ta phục. Đôi khi, sự hài hước trong giao tiếp cũng sẽ tạo nên một ấn tượng tốt. Sự hài hước đem lại tiếng cười và làm cuộc sống trở nên thoải mái hơn. Chúng ta không thể nào sống thiếu tiếng cười, bởi vì cuộc sống mà không có tiếng cười là một cực hình.

Đối với người Do Thái, khiêm tốn là đức tính tốt. Một người dù có tài, đức nhưng luôn khoe khoang tri thức của mình thì cũng chỉ là ngớ ngẩn vô tri, không biết xấu hổ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nhận được những lời khen từ người khác và chúng ta có quyền nhận nó. Lúc đó tính sĩ diện của bạn sẽ tăng cao hơn một chút. Điều đó không sao cả, bởi không ai cảm thấy không vui khi được khen ngợi. Và đôi khi, tính sĩ diện cũng sẽ có những mặt tốt của nó đấy chứ! Nó khiến ta coi trọng chính mình, lòng tự trọng, tự lập, sự cầu tiến cũng xuất phát từ bản chất tự khen mình. Tự khen mình thúc đẩy con người tiến bộ nhưng cũng có thể khiến tính cách ta yếu đuối, dễ nóng nảy, thậm chí rơi vào cạm bẫy của người khác. Vì vậy, tính sĩ diện phải có mức độ, đặc biệt khi cạnh tranh với đối thủ hoặc giao hữu với kẻ địch thì phải bỏ tính sĩ diện ấy đi, nếu không sẽ bị người khác lợi dụng!

Không chỉ trong sinh tồn mà khi ứng xử trong cuộc sống, con người cũng cần biết kiềm chế cơn phẫn nộ của mình. Trong truyền thống người Do Thái, có khi cơn phẫn nộ không những cần thiết mà còn quan trọng. Nhưng, nếu một người không biết chế ngự cơn tức giận của mình thì thật là đáng trách. Lời nói và hành động trong cơn phẫn nộ không những không đem lại tác động tích cực, mà ngược lại còn gây ra hàng loạt hành động tiêu cực và cắt đứt các mối quan hệ bạn bè. Khi cơn phẫn nộ lên đến đỉnh điểm thì lí trí dường như đã bay hết lên chín tầng mây. Vậy khi con người muốn chế ngự cơn phẫn nộ của mình thì phải làm như thế nào? Trước khi muốn nói hết những lời tức giận, bạn nên dành chút thời gian để bình tâm lại, suy nghĩ xem còn cách giải quyết nào tốt hơn không. Chế ngự tâm trạng của mình và dùng phương pháp ôn hòa đối với người khác chính là một cách để bạn thúc đẩy mối quan hệ tiến triển tốt đẹp.

Trong giao tiếp, con người ta cũng cần tránh buông lời lăng nhục người khác. Không chỉ riêng với người Do Thái, ai trong chúng ta cũng đều nhận thấy rằng, hành động xỉ vả cũng giống như con dao đâm thẳng vào cơ thể đối phương. Cho dù bạn có xin lỗi bao nhiêu lần thì vết sẹo đó cũng không bao giờ tan biến. Lời nói tổn thương còn đau hơn những vết thương trên cơ thể bởi vì nó đâm vào trái tim. Trong cuộc sống, có người vì lời nói mà làm tổn thương người khác, cho dù là vô tình hay hữu ý. Có lúc lời nói có tính xỉ vả làm tiêu tan một tình bạn sâu đậm. Một cái nhìn khinh khi, một thái độ bất mãn, một cử chỉ bực bội cũng có thể mang đến một hậu quả đáng tiếc. Bạn nghĩ rằng như thế họ sẽ đồng ý với bạn sao? Tuyệt đối không! Bởi vì bạn đã phủ định năng lực phán đoán và trí tuệ của họ, làm tổn thương lòng tự trọng của họ.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cánh Cửa Trí Tuệ Của Người DoThái”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

  • Giao hàng toàn Nhật Bản