Việt Nam Phong Tục (Tái Bản 2020)

¥2,650

Dân ta luôn coi trọng lễ tiết. Nên ta cũng sinh ra lắm phong tục là vì vậy. Từ chuyện gả chồng cho con, chuyện sính lễ, chuyện lễ bái, chuyện các ngày Tết trong năm.. Tôi thích đọc nhất khi ông viết về những ngày Tết. Tết Nguyên Đán ta có tục ăn Tết 3 ngày, làm tôi lại nhớ đến những ngày vui rộn ràng cùng gia đình của tôi. Tết Đoan Ngọ ta có tục ăn mận, uống rượu nếp … để diệt sâu bọ, tôi lại nhớ những ngày tôi còn chưa đi học xa, cứ đến Tết diệt sâu bọ, mẹ lại nấu rượu nếp, nấu xôi chè cho cả nhà. Đọc phong tục mà nhớ cả vùng kí ức!

 

 

Mã: 14045 Danh mục: , Từ khóa: Weight: 400g

Hết hàng

Việt Nam Phong Tục (Tái Bản 2020)

Tác giả:Phan Kế Bính

Việt Nam phong tục

Phan Kế Bính (1875 – 1921), hiệu là Bưu Văn, quê ở làng Thụy Khê, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội). Ông là một nhà báo, nhà khảo cứu và dịch giả nổi tiếng của Việt Nam đầu thế kỉ 20.

Tên tuổi của ông gắn liền với các tờ báo Ðông Dương tạp chí, Lục tỉnh tân văn, Trung Bắc tân văn. Đặc biệt, ông có thời gian làm trong ban biên tập Đông Dương tạp chí, và nhiều tác phẩm của ông được đăng trên tạp chí này, tiêu biểu là “Việt Nam phong tục”.

Ấn bản đầy đủ nhất của “Việt Nam phong tục” – tập khảo cứu toàn diện về phong tục, tập quán của người Việt xưa của học giả Phan Kế Bính. Tập sách có thêm phần chú giải, hiệu chỉnh giúp độc giả ngày nay có thể hiểu rõ hơn tác phẩm.

“Việt Nam phong tục” là một nghiên cứu khá kĩ lưỡng, bức tranh toàn diện về phong tục, tập quán của người Việt, từ phong tục trong gia đình, làng xã đến phong tục quốc gia, xã hội được viết với văn phong hiện đại dù vẫn chịu ảnh hưởng của lối viết biền ngẫu đăng đối trong văn học cổ. Mỗi chương, mục đều được tác giả trình bày và diễn giải khúc chiết, ngắn gọn, rõ ràng với quan điểm khá tân tiến so với những người cùng thời.

Dân ta luôn coi trọng lễ tiết. Nên ta cũng sinh ra lắm phong tục là vì vậy. Từ chuyện gả chồng cho con, chuyện sính lễ, chuyện lễ bái, chuyện các ngày Tết trong năm.. Tôi thích đọc nhất khi ông viết về những ngày Tết. Tết Nguyên Đán ta có tục ăn Tết 3 ngày, làm tôi lại nhớ đến những ngày vui rộn ràng cùng gia đình của tôi. Tết Đoan Ngọ ta có tục ăn mận, uống rượu nếp … để diệt sâu bọ, tôi lại nhớ những ngày tôi còn chưa đi học xa, cứ đến Tết diệt sâu bọ, mẹ lại nấu rượu nếp, nấu xôi chè cho cả nhà. Đọc phong tục mà nhớ cả vùng kí ức!

Không chỉ đơn thuần là viết lại những tập quán của dân ta, Phan Kế Bính còn tìm về gốc gác, giải thích cho độc giả hiểu tại sao lại có tục đó. Tôi vẫn luôn không hiểu tại sao ta cần phải cải mộ cho người thân sau mấy năm, đọc cụ Phan mà tôi đã hiểu.Đọc sách sử chính là như vậy. Nếu ta không hiểu đươc tường tận tại sao lại có sử đó, ta sẽ cảm thấy nó thật khô khan.

Điều cuối cùng tôi muốn nói ở “Việt Nam phong tục” chính là cách mà tác giả đặt những lời bình luận đánh giá sau những phong tục. Phong tục nào cũng có một lời bình. Mà đặc biệt những lời bình đó rất khách quan. Ví như phong tục nào của ta còn rườm rà, nhiều khi lôi thôi thành hủ tục, Phan Kế Bình thẳng thắn phê bình. Còn những gì hay, ông cũng khuyên ta nên gìn giữ. Tình anh em luôn gắn bó keo sơn nhưng cũng phải độc lập mà cố gắng vươn lên, con cái phải luôn trọn hiếu với cha mẹ nhưng cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy thì cũng là điều không nên… Một nhà nho mà có tư tưởng tiến bộ như thế, thực đáng trân trọng!

 

 

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Việt Nam Phong Tục (Tái Bản 2020)”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

  • Giao hàng toàn Nhật Bản