Giữ Chân Nhân Tài

¥2,250

Nếu nhân tài mong muốn những điều bạn không thể đáp ứng? Trong sách, Beverly Kaye và Sharon Jordan-Evans đưa ra quy trình bốn bước đơn giản giúp bạn giải quyết. Nếu bạn không biết cách bắt đầu? Sách gợi ý hàng loạt câu hỏi và cách gây ấn tượng tốt.

còn 4 hàng

Giữ Chân Nhân Tài

¥2,250

Giữ Chân Nhân Tài

Tác giả: Beverly Kaye, Sharon Jordan Evans

Nền Kinh tế thế giới đang ở giai đoạn toàn cầu hoá sôi động nhất. Các doanh nghiệp phải cạnh tranh trên nhiều phương diện, đặc biệt là về nguồn lực con người. Hơn lúc nào hết, nhân sự – yếu tố then chốt cho sự thành bại của doanh nghiệp – trở thành một nguồn lực khan hiếm, đắt đỏ.

Tại Việt Nam, cùng với quá trình hội nhập quốc tế là sự xuất hiện của nhiều tập đoàn và công ty nước ngoài, khiến thị trường lao động tăng vọt trong khi rủi ro nhân sự giỏi “nhảy” việc vẫn rất cao vì có quá nhiều cơ hội dành cho họ.

Doanh nghiệp có thể vay mượn vốn từ ngân hàng, có thể học hỏi mô hình kinh doanh của đối thủ nhưng không thể nào có được một nguồn nhân lực như nhau bởi nhân lực là tài sản riêng của một doanh nghiệp. Hàng hóa có thể sao chép, có thể giả mạo nhưng nguồn nhân lực thì không.

Việc tuyển được nhân viên giỏi đã khó, giữ chân họ lại còn khó hơn. Ở cương vị là một nhà lãnh đạo,trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay, làm thế nào để giữ chân nhân viên giỏi cũng không kém phần quan trọng, quyết định rất lớn đến thành công của doanh nghiệp.Trong cương vị lãnh đạo của một tổ chức, chắc đã không ít lần bạn tự đặt câu hỏi: Làm thế nào để tuyển đuợc một nhân viên giỏi? Trên thực tế, tuyển được nhân viên giỏi đã khó, giữ chân họ còn khó gấp bội. Việc họ ra đi sau khi đuợc đào tạo hay đã có vốn kinh nghiệm vững vàng là điều khiến hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải đau đầu. Nhiều người cho rằng chiến lược giữ chân nhân viên duy nhất là thể hiện rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm của họ trong hợp đồng lao động. Nhưng dó không phãi là cách làm duy nhất.

Thông qua 4 yếu tố chính để đánh giá năng lực nhân viên: Kỹ năng, kiến thức, thái độ và thành tích đạt được, thì nhân viên giỏi không chỉ thông minh, siêng năng, nhiều tham vọng mà còn có những phẩm chất tốt như lạc quan, hòa đồng…

Tuyển dụng là một quá trình tốn kém về thời gian,công sức và tiến bạc của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều khiến hầu hết các nhà lãnh đạo đầu là sau một thời gian được đào tạo bài bản,tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc thì cũng là lúc nhân viên quyết ra đi.

Qua khảo sát cho thấy, lương chỉ là một trong những nhân tố quan trọng trong việc giữ nhân viên giỏi. Vậy họ sẵn sàng ra đi vì lí do gì?

Đối với nhân viên giỏi: họ ra đi là vì công việc không phù hợp hoặc phù hợp nhưng không có khả năng thăng tiến; không được tôn trọng cũng như không được tự khẳng định; cảm giác bị cô lập; thiếu các điều kiện hỗ trợ…

Đối với doanh nghiệp: Vì không có chiến lược và chính sách một cách rõ ràng; cơ cấu tổ chức chưa hợp lý, vận hành không hiệu quả; độc đoán cơ chế, hay quản lý theo phương thức gia đình; công việc bị xáo trộn,đan chéo – sử dụng sai nguồn lực; nguy cơ giải thể, phá sản doanh nghiệp, các yếu tố pháp lí khác chi phối; môi trường làm việc không tốt và văn hóa doanh nghiệp chưa chuẩn tắc…

Với thị trường lao động cạch tranh như hiện nay, việc giữ chân nhân viên giỏi càng được các nhà lãnh đạo chú trọng hơn trở thành một phần tất yếu cho thành công của doanh nghiệp. Nhiều người cho rằng chiến lược giữ chân nhân viên hay nhất là thể hiện rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm của họ trong hợp đồng lao động.  Nhưng đó không phải là cách làm duy nhất!

Nhà lãnh đạo phải thật sự hiểu họ. Nhân viên giỏi sẽ không đợi đến đánh giá năng lực hàng tháng,hàng quý hay hàng năm mà cần ghi nhận kịp thời những đóng góp quý giá bằng khen thưởng, khuyến khích thông qua các hình thức đa dạng như gửi thư chúc mừng đến họ, hay một buổi ăn trưa ấm cúng… Hãy nhân rộng sự ghi nhận này từ những nhân viên giỏi thường xuyên hơn; xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thể hiện tính ổn định và tích cực, dựa trên sự tôn trọng, thừa nhận sự sáng tạo và đãi ngộ đối với họ.

Một chuyên gia tư vấn nhân sự cho biết, để giữ chân nhân viên giỏi, không chỉ thể hiện quyền lợi, không chỉ thể hiện rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm trong hợp đồng lao động, mà còn phải tạo ra môi trường làm việc thú vị, thực hiện cam kết của tổ chức và quan tâm ở góc độ con người với những sẻ chia khích lệ thường xuyên về mặt tư tưởng, về mục tiêu, về lợi ích.

Nếu nhân tài mong muốn những điều bạn không thể đáp ứng? Trong sách, Beverly Kaye và Sharon Jordan-Evans đưa ra quy trình bốn bước đơn giản giúp bạn giải quyết. Nếu bạn không biết cách bắt đầu? Sách gợi ý hàng loạt câu hỏi và cách gây ấn tượng tốt. Nếu bạn không có thời gian? Sách cung cấp các lựa chọn sáng tạo về địa điểm, thời điểm, phương pháp phù hợp để bạn thuận lợi tiến hành các cuộc phỏng vấn giữ chân nhân tài.

 

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Giữ Chân Nhân Tài”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

  • Giao hàng toàn Nhật Bản