Khi Người Ta Tư Duy

¥500

Hơn một thế kỷ đã trôi qua kể từ lần xuất bản đầu tiên vào năm 1902, “Khi người ta tư duy” vẫn luôn là một trong những kiệt tác bán chạy nhất và liên tiếp nhận được sự tán dương, ca ngợi từ độc giả. Với hàng triệu bản được ấn hành, cuốn sách đã truyền cảm hứng tới hàng triệu người trên toàn thế giới.

 

Mã: 11037 Danh mục: , Từ khóa: Weight: 310g

Hết hàng

Khi Người Ta Tư Duy

Tác giả: James Allen

KHI NGƯỜI TA TƯ DUY – AS A MAN THINKETH (JAMES ALLEN)

Hơn một thế kỷ đã trôi qua kể từ lần xuất bản đầu tiên vào năm 1902, “Khi người ta tư duy” vẫn luôn là một trong những kiệt tác bán chạy nhất và liên tiếp nhận được sự tán dương, ca ngợi từ độc giả. Với hàng triệu bản được ấn hành, cuốn sách đã truyền cảm hứng tới hàng triệu người trên toàn thế giới.

Nội dung xuyên suốt của cuốn sách rất đơn giản: con người bạn ở hiện tại và tương lai chính là những gì bạn tư duy và mơ ước. Tuy không có dung lượng đồ sộ nhưng với cách viết súc tích và thuyết phục, cuốn sách xinh xắn này chắc chắn không phải chỉ để đọc một lần, mà sẽ là hành trang quý giúp bạn khám phá sức mạnh lớn lao của bộ óc con người và làm chủ sức mạnh kỳ diệu ấy.

James Allen (1864 – 1912) là triết gia nổi tiếng người Anh, từng rời bỏ công việc kinh doanh để sống cuộc đời gắn liền với viết lách và suy ngẫm. Ông là tác giả của những cuốn sách kinh điển trong thể loại duy linh và truyền cảm hứng. Nổi tiếng nhất với cuốn “As a man thinketh”, James Allen còn là tác giả của một số cuốn sách khác nói về sức mạnh của tư duy như: Đường tới phồn vinh (The Path to Prosperity), Làm chủ số phận (The Mastery of  Distiny), Phương pháp hòa bình (The Way of Peace)…

MỤC LỤC

Giới thiệu

Chương 1: Tư duy và tính cách

Chương 2: Ảnh hưởng của tư duy tới hoàn cảnh

Chương 3: Tác động của tư duy tới sức khỏe và cơ thể con người

Chương 4: Tư duy và mục đích

Chương 5: Nhân tố tư duy trong thành công

Chương 6: Viễn cảnh và lý tưởng

Chương 7: Sự thanh thản

Sachkinhte.com.vn xin gửi tới quý độc giả một đoạn trích trong cuốn sách.

Thế giới ngoại cảnh tác động vào thế giới bên trong của tư duy. Điều kiện ngoại cảnh dù là dễ chịu hay khó chịu, đều là nhân tố có lợi cho mỗi cá nhân. Là người thu hoạch vụ mùa của chính mình, con người học được cả khổ đau và hạnh phúc.

Con người đuổi theo những mong muốn, khát vọng, suy nghĩ sâu thẳm nhất và chấp nhận để cho chúng thống trị (hoặc là chạy theo ngọn lửa ma trơi với những suy nghĩ dơ bẩn, hoặc là kiên định đi theo con đường lớn với nỗ lực lớn lao, mạnh mẽ), để rồi cuối cùng sẽ đến với sự mãn nguyện và hoàn bị trong điều kiện ngoại cảnh của mình. Quy luật của sự phát triển và điều chính là như nhau ở mọi nơi.

Một người sẽ chẳng đến nhà tế bần hay ngồi tù vì sự bất công của số phận hay hoàn cảnh, mà bởi những suy nghĩ bợ đỡ, hèn hạ và những ham muốn tầm thường. Tương tự như thế, một con người có đầu óc trong sáng không bao giờ bỗng nhiên phạm tội chỉ vì căng thẳng hay áp lực bên ngoài; những suy nghĩ tội ác đã được bí mật nuôi dưỡng từ lâu trong tim, và khi cơ hội đến, sức mạnh lâu nay của nó mới được bộc lộ ra. Hoàn cảnh không tạo nên con người, nó chỉ tiết lộ cho anh ta thấy bản chất của chính mình. Chẳng có hoàn cảnh nào bỗng nhiên sa sút và khiến con người trượt vào tội lỗi, cũng chẳng có hoàn cảnh nào tự dưng trở nên tốt đẹp và đem lại hạnh phúc trọn vẹn nếu chúng ta không tiếp tục nuôi dưỡng những khát vọng chính đáng. Vì thế con người, với tư cách một chủ nhân, một người cai trị tư duy, cũng chính là tạo hóa của bản thân và là người giũa nặn, tạo nên hoàn cảnh. Khi mới sinh ra, con người là tự nó, nhưng sau mỗi bước đi trong cuộc sống, con người hấp thu ngoại cảnh và từ đó bộc lộ bản thân. Ngoại cảnh đó chính là hình ảnh phản chiếu của con người: trong sáng và nhơ bẩn, điểm mạnh và điểm yếu.

Con người không đạt được những thứ họ cần, mà đạt được những gì tương xứng. Những ý tưởng, sở thích, tham vọng của họ luôn bị cản trở, nhưng những suy nghĩ và mong muốn sâu thẳm nhất luôn được nuôi nấng bởi một loại thức ăn riêng, sạch sẽ hoặc là bẩn thỉu. Con người bị trói buộc bởi chính bản thân anh ta; suy nghĩ và hành động là những người quản ngục của số phận – khi con người hèn hạ chúng sẽ bỏ tù; xong khi cao quý chúng là những thiên thần của tự do, giải phóng. Con người không nhận được những gì anh ta mong muốn và cầu nguyện mà nhận được những gì xứng đáng với công sức bỏ ra. Những mong ước, nguyện vọng chỉ được đáp ứng khi chúng hài hòa với suy nghĩ và hành động của con người.

Nhưng nếu như vậy thì dưới ánh sáng của chân lý, cái gọi là “đấu tranh chống lại hoàn cảnh” có ý nghĩa như thế nào? Thực chất nó có nghĩa là: trong khi liên tục chống lại một tác động bên ngoài, con người vẫn không ngừng nuôi dưỡng, bảo quản nguyên nhân của nó bên trong. Nguyên nhân đó có thể dưới dạng một thói hư tật xấu mà con người ý thức được, hoặc là một điểm yếu mà chúng ta không nhận ra. Nhưng dù dưới hình thức nào đi nữa thì nó cũng ngoan cố ngăn cản những nỗ lực của chủ nhân, do đó đòi hỏi phải có biện pháp khắc phục.

Con người lúc nào cũng hăng hái cải thiện hoàn cảnh, nhưng lại không sẵn sàng cải thiện bản thân; và vì thế họ vẫn bị bó buộc. Một người không chùn bước trước khó khăn sẽ không bao giờ thất bại trong việc thực hiện mục đích anh ta đã đề ra. Điều này đúng với cả thế giới tự nhiên và thế giới tinh thần. Những người chỉ có một mục tiêu duy nhất là sự giàu có phải sẵn sàng hi sinh rất nhiều trước khi đạt được mục đích. Vậy nếu anh ta muốn có cuộc sống khỏe mạnh, cân bằng thì sẽ còn phải hi sinh những gì?

Bản tính tự phụ, kiêu căng khiến con người muốn tin rằng: đức hạnh đem lại đau khổ, nhưng thực ra chỉ đến khi loại bỏ triệt để những suy nghĩ dơ bẩn, cay độc và bệnh hoạn thì con người mới có được vị thế để hiểu rằng sự đau khổ là hệ quả của những phẩm chất tốt – chứ không phải của những phẩm chất xấu xa của anh ta. Và trên đường đến với sự hoàn hảo tối cao này (tất nhiên là một khoảng thời gian rất rất dài) anh ta sẽ nhận ra từ ý thức và từ cuộc sống một quy luật vĩ đại lúc nào cũng đúng, theo đó, không bao giờ có thể lấy ơn trả oán, hoặc có thể lấy oán trả ơn. Có được những kiến thức đó, khi nhìn lại quá khứ mù quáng và ngu ngốc của mình, con người sẽ biết cuộc sống luôn được sắp đặt một cách thích đáng, và tất cả những kinh nghiệm trước kia, dù tốt hay xấu, đều là những thành quả công bằng của bản thân – một thực thể đang tiến hóa nhưng chưa hoàn chỉnh.

Suy nghĩ và hành động tốt không bao giờ tạo ra kết quả xấu; còn suy nghĩ và hành động xấu không bao giờ đưa đến kết quả tốt đẹp. Điều này không có nghĩa nào khác ngoài “trồng cây gì hái quả ấy, gieo nhân nào, gặt quả nấy.” Con người hiểu và còn sử dụng quy luật ấy trong thế giới tự nhiên; thế nhưng, ít ai hiểu được ý nghĩa của nó trong thế giới tinh thần (mặc dù ở đây cơ chế hoạt động của nó cũng đơn giản, rõ ràng và hoàn toàn tương tự). Thế nên, con người chẳng mấy khi chịu hợp tác với nó.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Khi Người Ta Tư Duy”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

  • Giao hàng toàn Nhật Bản