Tài Chính Cá Nhân Cho Người Việt Nam
Tác giả: Lâm Minh Chánh
Cuốn sách “Tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam” và bộ bài giảng trực tuyến tặng kèm, gồm tất cả những nội dung về tài chính cá nhân, như sau:
- Kiếm tiền: Khi còn có thể làm việc, chúng ta cần kiếm tiền, tạo ra thu nhập với “công suất” lớn nhất.
- Tiết kiệm tiền, sử dụng tiền: Chúng ta phải quản lý tiền hiệu quá, sử dụng tiền khôn ngoan. Đặc biệt, chúng ta phải tiết kiệm trước khi sử dụng.
- Bảo vệ tiền: Chúng ta phải biết bảo vệ tiền, sự mất mát của tiền trước những rủi ro.
- Đầu tư tiền: Tiền phải sinh ra tiền. Chúng ta phải đầu tư để tiền tăng trưởng và đạt được mục tiêu tài chính cá nhân.
- Mục tiêu tài chính cá nhân: An toàn, Đảm bảo, Độc lập, và Tự do tài chính.
Tác giả cuốn sách là Doanh nhân, Chuyên gia tài chính Lâm Minh Chánh.
Doanh nhân Lâm Minh Chánh hiện là Chủ tịch trường đào tạo Quản trị Kinh doanh BizUni, Đồng Sáng lập Group QTvKN là cộng đồng doanh nhân hàng đầu VN. Anh Chánh có 17 năm kinh nghiệp làm quản lý cấp cao các tập đoàn nước ngoài, và 11 năm khởi nghiệp. Anh từng đảm trách các vị trí Tổng Giám đốc, Phó TGĐ, GĐ các DN về BHNT, Chứng khoán, Sàn vàng, Đầu tư. Anh tốt nghiệp MBA hạng ưu tại UTS, và là một chuyên gia có thực tiễn nhiều năm về tài chính và đầu tư.
Những bài viết về tài chính của anh Chánh được đăng trên nhiều báo: Kinh tế Sài Gòn, Đầu tư Chứng khoán, Nhịp cầu đầu tư, CafeF, CafeBiz, Bizlive, The Leader, TheBank, Chuyện thương trường.
NỘI DUNG 2 TRANG ĐẦU:
Cách quản lý tiền bạc mà đa số chúng ta vẫn đang làm, đó là: kiếm tiền, sử dụng tiền, tiết kiệm tiền, đầu tư tiền.
Nhưng có thể chúng ta:
– Chưa sử dụng hết tiềm năng, công suất bản thân trong việc kiếm tiền.
– Chưa tiêu dùng tiền hợp lý.
– Không chắc chắn còn dư tiền cho việc tiết kiệm và tích lũy để đầu tư.
– Không có kiến thức cơ bản về đầu tư, nên có thể sẽ bị thua lỗ, mất tiền.
Những câu chuyện thực tế:
Câu chuyện 1: Vợ chồng anh An, kiếm tiền vừa đủ để tiêu dùng. Sang năm họ sẽ có con. Nhưng họ suy nghĩ một cách vô tư rằng “trời sinh voi sinh cỏ”, nên họ cứ vô tư, tới đâu hay tới đó.
Câu chuyện 2: Anh Bảo dành dụm được 500 triệu. Nghe lời bạn rủ rê bỏ tiền vào dự án hợp tác đầu tư cam kết lãi suất 3%/tháng. Kết quả là anh nhận được 5 tháng lãi, sau đó thì không còn được nhận khoản tiền nào nữa. Anh Bảo mất đứt vốn.
Câu chuyện 3: Chị Bình, 40 tuổi, lương ròng 70 triệu một tháng. Công ty chi trả BHXH 60% trên mức thu nhập ròng. Chị cũng tích lũy được một số tiền trong ngân hàng. Chị muốn về hưu tuổi 50 để làm những điều chị thích, nhưng chị không biết làm sao để có thu nhập ổn định sau khi đã về hưu.
Chúng ta hướng tới “tài chính cá nhân”, với những bước chi tiết như sau:
– Kiếm tiền với hết tiềm năng, “công suất” của mình.
– Tiết kiệm rồi mới sử dụng tiền, theo thứ tự ưu tiên theo sự quan trọng thiết yếu.
– Bảo vệ tiền trước lạm phát, những rủi ro, và những đầu tư thua lỗ.
– Xây dựng danh mục đầu tư để tiền tích lũy sinh sôi.
– Đạt mục tiêu tài chính đã đặt ra.
Câu chuyện 1: Khi biết về “tài chính cá nhân”, thì trước khi sinh con, vợ chồng anh An sẽ đặt mục tiêu là một số tiền cụ thể để sử dụng cho việc sinh, nuôi con. Họ phải làm thêm giờ, hoặc kiếm thêm công việc thứ hai để kiếm thêm tiền và tiết kiệm, tích lũy để có số tiền chuẩn bị cho việc sinh, nuôi con.
Câu chuyện 2: Sau khi biết nguyên tắc “Không bao giờ có một bữa trưa miễn phí”, anh Bảo sẽ không đầu tư vào những dự án với mức lãi suất cam kết cao hơn ngân hàng.
Câu chuyện 3: Để chủ động cuộc đời về hưu của mình, chị Bình sẽ phải xác định mức sống, mức thu nhập mà chị mong muốn ở tuổi 50. Từ đó chị sẽ tính được khoản tiền chị phải tiết kiệm để đầu tư cho quỹ tài chính cá nhân của mình. Và chị cũng phải xây dựng được danh mục đầu tư để sinh sôi nảy nở những khoản tiền đó, biến nó thành một số tiền lớn vào năm chị 50 tuổi. Số tiền lớn này sẽ sinh sôi, tạo ra những dòng tiền giúp chị đạt mức sống mà chị đã đặt ra.
Đánh giá
There are no reviews yet